Lạc về vùng đất Phú Yên, xứ sở này có một món ngon đặc sản rất độc đáo, hiếm có nên ít người biết đến, là món bún bắp Phú Yên ở huyện Tuy An. Với sợi bún dẻo, vàng, óng ánh, thơm, được làm từ bột bắp độc đáo.
Bún bắp Phú Yên – đặc sản chỉ có ở riêng Phú Yên
Bún là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam, mà phổ biến nhất là bún gạo trắng tinh mà hầu như ở 63 tỉnh thành, ở đâu cũng có và ai cũng ăn rồi. Ở các vùng miền khác nổi tiếng như bún chả Hà Nội, bún chả cá Đà Nẵng, bún đỏ Tây Nguyên, bún bò Huế, bún nước lèo miền Tây… Nhưng riêng món bún bắp Phú Yên thì chỉ có ở xứ Nẫu này mới có. Vì công thức làm vô cùng phức tạp và gia truyền.
Bún bắp chính gốc được sản xuất nhiều nhất ở huyện Tuy An. Nếu đi du lịch Phú Yên, hãy dành thời gian ghé nơi đây để được thưởng thức loại bún bắp hảo hạng nhất, và cùng nghe thêm nhiều câu chuyện hay liên quan đến món bún đặc biệt này.
Công phu cách làm bún bắp Phú Yên
Những như nhiều món ăn đặc sản độc lạ, khác biệt, quá trình chế biến bún bắp cực kỳ cầu kỳ, mất thời gian.
Bước 1: Chỉ công đoạn chọn nguyên liệu, chọn loại bắp cũng phải là hạt bắp tẻ thì sợi bún thành phẩm mới có độ dai, bóng và màu vàng đẹp mắt.
Bước 2: Hạt bắp sau khi được tách sẽ được đem giã chung với trấu, để tách phần nhọn màu trắng ở cuống bắp ra. Công đoạn này ngày nay đã có mô tơ điện để giảm sức người. Tuy nhiên, mỗi mẻ chỉ thành được khoảng 5kg cả bắp lẫn trấu.
Lưu ý trong lúc giã phải kết hợp trộn sàng cho hạt nát đều, gọi là gạo bắp. Rồi đem lọc tiếp để loại bỏ hết trấu ra khỏi gạo bắp
Bước 3: Gạo bắp sau đó được ngâm với nước trong 30 phút, vớt ra trùm lưới nhỏ ủ trong một ngày một đem để lên men. Rồi đem phơi nia trong 3 ngày. Trong thời gian này thường xuyên phun giữ ẩm.
Bước 4: Tiếp tục ngâm gạo bắp lên men với nước cho mềm trong 1 ngày nữa để loại bỏ độ chua, rồi cho vào cối quết thành bột.
Bước 5: Lượng bột quết này cắt thành khối, luộc lại một lần nữa rồi lại đem đi quết. Sau đó nhồi hỗn hợp lại với chút nước ấm.
Bước 6: Cuối cùng cho vào máy tạo sợi để hình thành sợi bún. Trong quá trình sợi từ máy chui ra, phải để nồi nước sôi ở dưới máy để nấu liên tục. Nấu đến khi chín (khi sợi bún nổi lên) rồi vớt ra cuốn thành từng cuộn. Hoàn thành món bún bắp Phú Yên.
Tổng thời gian cho 6 bước trên rơi vào khoảng 6 ngày. Chỉ có thể làm thủ công, không thể sản xuất công nghiệp một cách đại trà, nên món ăn này có giá thành mắc gấp 3 lần sợi bún gạo thông thường. Nhưng chất lượng thì được đảm bảo bởi màu sắc, hương vị và độ dinh dưỡng có trong từng sợi bún.
Thưởng thức những món ngon từ bún bắp Phú Yên
Hương vị món này được mô tả là có vị ngọt, thơm bùi của bắp, kết hợp làm thành nhiều món ăn trứ danh như: Bún bắp cá ngừ, bún bắp mực câu, bún bắp xào lòng heo, bún bắp giò heo, bún bắp ăn kèm canh chua cá bống… Tạo nên nhiều món ngon độc đáo không đâu có được.
Món bún này khi ăn no không bị đầy bụng, không giống như xôi hay cơm chiên. Món ăn dễ tiêu, tốt cho tiêu hóa, bổ sung nhiều năng lượng cần thiết. Bắp cũng là loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao, được đánh giá ngang hàng với gạo lứt. Nên du khách luôn yên tâm về lượng cũng như về chất của món ăn này.
Mua bún bắp ở đâu?
Ngày nay vì công đoạn quá cầu kỳ, nên món ăn này còn rất ít người làm. Chỉ còn lại một số nơi bán bún bắp Phú Yên chất lượng:
– Nhà cụ Hồ Đắc Kia (thôn Hòa Bình, xã An Dân);
– Lò bà Chín
– Ghé quán Kent Bi ở thị trấn Chí Thạnh để ăn các món ngon từ bún bắp
Xem thêm: